Bộ máy bộ, ngành biến động thế nào khi rà soát, sắp xếp?

0
1385

Báo cáo triển khai Nghị quyết số 113/2015/QH13 và Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn phục vụ kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV của Bộ Nội vụ cho biết, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Số lượng vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) đã có biến động.

Theo đó, Vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 248 tổ chức, giảm 12 tổ chức. Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 125 tổ chức, tăng 7 tổ chức.

Với Tổng cục và tổ chức tương đương là 29 tổ chức, tăng 2 tổ chức, trong khi đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 102 đơn vị, giảm 8 đơn vị.

Theo Bộ Nội vụ, bộ máy bộ, ngành nhiệm kỳ khóa XIV đã có biến động khi tiến hành rà soát, sắp xếp.

Chính phủ cũng đã ban hành 8 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (trong đó chuyển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Ban Bí thư và thành lập mới Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

Kết quả Ban (Vụ) thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là 52 tổ chức, giảm 1 tổ chức. Đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ là 154 tổ chức, giảm 37 tổ chức.

Còn đối với các tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, so với Chính phủ nhiệm kỳ Khóa XIII có tăng 2 tổng cục (không tính các tổng cục thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng).

Vụ và tương đương thuộc tổng cục là 219, tăng 6 tổ chức. Cục thuộc tổng cục là 102, tăng 2 tổ chức. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục là 128 tổ chức, tăng 5 đơn vị.

Về sắp xếp quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thì đã có 4 tỉnh thực hiện sắp xếp (Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai), giảm 5 cơ quan chuyên môn.

Cùng với đó có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và giảm 185 phòng chuyên môn.

TIN LIÊN QUAN

Sáp nhập huyện, xã: Cán bộ dôi dư giải quyết ra sao?

Có nên giao quyền cho địa phương sáp nhập Sở ngành?

Hướng sáp nhập sở ngành như thế nào?

Theo VOV