Lý do này được đánh giá không khác nhiều với những hoài nghi từ dư luận về dấu hiệu “trục trặc pháp lý” sau khi phía Bộ không công bố SGK tiếng Anh lớp 1, hồi cuối tháng 11 năm ngoái.
Ảnh minh họa |
Theo chia sẻ của ông Thái Văn Tài, trước đó, nhiều nhà xuất bản đã tham khảo nhiều dữ liệu quốc tế và hợp tác với các tác giả nước ngoài trong quá trình biên soạn SGK tiếng Anh. Điều này nhằm hội nhập và phù hợp với các quốc gia tiên tiến cũng như thông lệ quốc tế trong quá trình biên soạn.
“Việc không sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh do các tác giả nước ngoài biên soạn là phù hợp với tinh thần của Thông tư 33/2017 và các văn bản khác liên quan” – ông Thái Văn Tài khẳng định.
Thông tư này của Bộ GD-ĐT quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Thông tư nêu rõ: “SGK phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; cụ thể hóa mục tiêu, phương pháp giáo dục về đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục; gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học”.
Hiện Vụ Giáo dục Tiểu học đang chuẩn bị những bước cuối cùng công bố sách tiếng Anh không có tác giả nước ngoài. Dự kiến, SGK tiếng Anh tiểu học sẽ được trình Bộ GD-ĐT và công bố trước Tết Nguyên đán 2020.