Pháp luật

Ham “đầu tư”, cả tin, nhiều người “trúng chiêu” lừa đảo mới

Ham "đầu tư", cả tin, nhiều người "trúng chiêu" lừa đảo mới- Ảnh 1.

Chiêu lừa đảo đầu tư tài chính khiến người phụ nữ mất 2,3 tỷ đồng. Ảnh: Bộ Công an

Mất hàng tỷ đồng vì đầu tư tài chính trên mạng

Theo đó, các sàn giao dịch tiền ảo thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Các sàn được giới thiệu là dự án tiền ảo quốc tế với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận với người chơi. Thời gian đầu, các sàn này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để “con mồi” nạp tiền nhiều hơn rồi không cho rút tiền để chiếm đoạt.

Vừa qua, chị V. (SN 1974, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) có tham gia nhóm “Tài chính thời đại” trên mạng xã hội và được dạy đầu tư tiền ảo trên sàn Bitforex.com. Nghe lời quảng cáo của các đối tượng, chị V. đã chuyển tiền nhiều lần để đầu tư tiền ảo. Tuy nhiên khi thực hiện thao tác bán tiền ảo thì hệ thống báo lỗi. Sau đó, các đối tượng hướng dẫn chị phải đóng thuế, phí bảo hiểm… thì mới được rút tiền ra. Lúc này chị V. mới biết bị lừa và đến cơ quan công an trình báo. Tổng số tiền chị bị chiếm đoạt là 2,3 tỷ đồng.

Với chiêu trò trên, các đối tượng thường lập ra các sàn chứng khoán, đầu tiền ảo giả mạo hoặc không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, đối tượng còn giả danh là chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện của các công ty môi giới uy tín.

Ham "đầu tư", cả tin, nhiều người "trúng chiêu" lừa đảo mới- Ảnh 2.

Tiếp đó, đối tượng mời nạn nhân vào các nhóm đầu tư trên mạng xã hội (Facebook, Telegram, Zalo…) và mời chào nạn nhân tham gia vào sàn mà chúng tạo ra.

Ban đầu, đối tượng quảng cáo sàn giao dịch của mình với lời hứa lãi suất cao, thậm chí đưa ra các bằng chứng giả mạo về lợi nhuận từ các nhà đầu tư trước đó. Sau khi thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư và nhận tiền, sàn giao dịch ảo sẽ đóng cửa hoặc biến mất, khiến nhà đầu tư mất sạch số tiền đã đầu tư.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP.Hà Nội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia không tham gia đầu tư, mua khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo. Việc đầu tư vào các website, ứng dụng, sàn giao dịch tiền ảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nhà đầu tư do các sàn tiền ảo chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam và tiền ảo cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Giả mạo các tổ chức quyên góp đồng bào lũ lụt để chiếm đoạt tiền ủng hộ

Không chỉ giả danh cán bộ, công an, nhiều đối tượng còn giả mạo cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức uy tín đưa ra các thông tin sai lệch về tình hình bão lũ tại các tỉnh miền Bắc, từ đó kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt. Thậm chí, các đối tượng đánh vào sự quan tâm của người dân đối với tin tức liên quan đến tình hình bão lũ, các đối tượng đã phát tán thông tin giả mạo, tin tức sai sự thật trên các trang mạng xã hội về tình hình lũ lụt.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân trước khi quyên góp, ủng hộ, cần tìm hiểu kỹ về tổ chức kêu gọi, xác minh tính xác thực của thông tin được cung cấp. Trong trường hợp người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào trong vùng thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa.

Cắt ghép hình ảnh của các bệnh viện để lừa đảo

Lợi dụng nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng cao, các đối tượng không ngừng mạo danh bác sĩ thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy để tạo lòng tin với khách hàng nhằm trục lợi bất chính.

Đối với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng lừa đảo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo tên và hình ảnh của bác sĩ có uy tín hoặc danh tiếng trong lĩnh vực y tế. Các trang giả mạo này thường chia sẻ các bài viết liên quan đến sức khỏe, khám chữa bệnh để thu hút sự chú ý và tạo niềm tin cho người theo dõi.

Sau khi xây dựng lòng tin với người theo dõi, kẻ lừa đảo sẽ mời chào dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến với mức giá thấp hoặc ưu đãi đặc biệt. Sau khi nhận được tiền cọc hoặc thanh toán dịch vụ, đối tượng sẽ biến mất hoặc cung cấp thông tin y tế không chính xác, gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy.

KHÁNH LINH (t/h)

Source

Related Articles

Back to top button