🥣🥄…BÍ MẬT TRÊN THIÊN ĐƯỜNG .Thượng đế vốn nhân từ, nên…

    0
    1496

    🥣🥄…BÍ MẬT TRÊN THIÊN ĐƯỜNG

    .

    Thượng đế vốn nhân từ, nên cõi thiên đường và chốn địa ngục được lập ra hoàn toàn không khác biệt, chỉ khác tên gọi mà thôi. Mọi điều kiện sinh hoạt giống nhau, tất cả thức ăn được cung cấp giống nhau, thiên đường có những thứ gì địa ngục có đủ những thứ đó. Quy tắc trên thiên đường và quy tắc dưới địa ngục cũng giống nhau. Riêng về ăn uống thì mỗi người được cấp 1 cái muỗng dài 1 mét, chỉ cho phép cầm đầu cán muỗng để ăn, ai “cố ý làm trái” thì thức ăn sẽ tự động biến mất. Bởi vậy mà tuy người tốt được lên thiên đường người xấu bị xuống địa ngục, nhưng xuống địa ngục cũng như lên thiên đường.

    Vấn đề là người dưới địa ngục cứ ngày đêm kêu khóc, triền miên bất tận. Thượng đế cử thiên sứ xuống kiểm tra thì thấy ở đây ai cũng gầy đói giơ xương, nhìn thức ăn mà không biết làm sao ăn được. Lý do là cái muỗng quá dài không thể dùng để múc thức ăn đút vào mồm.

    Thiên sứ lại lên thiên đường để xem có bí mật gì mà nơi đây chẳng một ai than khóc. Đến nơi thì thấy ai cũng vui vẻ khỏe mạnh.

    Bí mật ở đây là : Người nọ dùng muỗng của mình múc thức ăn đút cho người kia

    📖

    HOANG HAI VAN kể, từ TRANG TỬ TÂM ĐẮC

    • Sách Trang Tử, còn có tên là Nam hoa kinh của Trang Chu không chỉ là bộ kinh điển của bách gia chư tử, mà còn là bộ sách hội tụ tinh hoa của triết học và văn hóa Trung Quốc.

    • Lỗ Tấn, cha đẻ của nền văn học hiện đại Trung Quốc, từng nhận xét về Trang Tử như sau: “Bao la vạn khoảng, biến hóa khôn lường, trong hết thảy các nhà chư tử cuối đời Chu, không nhà nào có thể vượt qua Trang Tử vậy”. Hồi còn là nghiên cứu sinh đại học Nam Kinh, tôi từng nghe giáo sư mỹ học Phan Tri Thường nói: “Nếu nội trong một đêm , mọi sách vở về văn hóa Trung Quốc biến mất khỏi mặt đất, trước sự kiện này có một học giả được báo trước, đồng thời cho phép ông ta chọn mười đầu sách kinh điển nhất để lưu lại, thế thì trong mười đầu sách ấy sẽ có Luận ngữ của Khổng Tử, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Nam hoa kinh của Trang Tử, Đàn kinh của Huệ Năng, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,… Nhưng nếu chỉ được phép chọn một đầu sách duy nhất, thì chỉ có thể chọn Nam hoa kinh, vì còn Trang Tử thì còn có thể trùng kiến lại văn hóa Trung Quốc, mất Trang Tử đồng nghĩa với việc văn hóa Trung Quốc diệt vong. Bởi vì triết học thập thế của Khổng Tử ở đời thường dễ có, triết lý Thiền tông vẫn có thể sản sinh nếu có sự gặp gỡ giữa Phật giáo và tư tưởng của Đạo gia, nhưng triết học ngoạn thế của Trang Tử thì thực không dễ có”.
    image