Nhân vật lịch sử: vua Lê Thái Tông

    0
    481

    Vì truyền thuyết có lẽ rất khó tin của cụ rùa đòi kiếm, thành ra vua Lê Lợi tự dưng gắn với hồ gươm. Nên bây giờ trên mạn đó có rất nhiều phố người nhà Lê.

    Hai phố to nhất là hai cụ vua: Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Phố Lê Thái Tổ chạy dọc hồ ra đến Tràng Thi. Còn phố Lê Thánh Tông cũng bắt đầu từ Tràng Thi, chỗ nhà hát lớn. Dĩ nhiên cả hai phố đều là đất vàng đắt kinh hoàng.

    Về mặt gia phả mà nói, cụ Lê Thái Tổ (Lê Lợi) là vua ông, cụ Lê Thánh Tông là vua cháu. Cái gạch nối ở giữa, là ông vua con, lại không có phố.

    Ông vua con đây chính là vua Lê Thái Tông, mà cuộc đời rất ngắn nhưng vô cùng đặc biệt.

    Vua Lê Thái Tông làm vua vỏn vẹn có 9 năm, từ lúc ông 10 đến lúc 19 tuổi. Trong lịch sử, vua bé con mà lại mất sớm như thế, nhiều khi do các quyền thần dựng lên và dẹp đi, vì mục đích cá nhân của họ.

    Kịch bản lên ngôi của vua Lê Thái Tông có lẽ cũng bắt đầu như thế. Sau khi đuổi được giặc Minh lên làm vua, Thái Tổ Lê Lợi có con lớn là Tư Tề, đã trưởng thành, từng tham gia chiến trận. Ông này đã được lâp lên làm giám quốc, thay bố cai trị đất nước. Vì một lý do nào đó, Lê Thái Tổ bỏ Tư Tề, lập con thứ là Nguyên Long làm thái tử. Đây là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực đầu tiên nhà Hậu Lê, khởi đầu cho những cuộc tranh giành khác kéo dài cả mấy chục năm và dẫn một thống kê thú vị là nghề rủi ro nhất trong thời gian đầu nhà Lê không phải là là nghề mò ngọc trai hay săn thú dữ mà là nghề làm thái úy.

    Hoàng tử Nguyên Long được sự ủng hộ của Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn; Tư Tề có hậu thuẫn từ Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Cả năm người đều là khai quốc công thần hạng nhất của nhà Lê. Kết quả phe Lê Sát thắng; nhiều nhà sử học cho cuộc tranh chấp này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cả Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.

    Hoàng tử Nguyên Long lên ngôi năm 1433, tức vua Lê Thái Tông, lúc có 10 tuổi. Phạm Vấn mất sớm, quyền lực tập trung vào tay Lê Sát. Con gái ông được lâp làm nguyên phi. Các tướng Lam Sơn thân với Lê Sát như Lê Ngân, Lê Văn Linh, Lê Ê đều giữ địa vị quan trọng trong triều. Những người không ăn cánh với ông kẻ bị thủ tiêu, người bị cách chức hay đẩy đi các tỉnh.

    Kịch bản đến đây giống như các sách cổ. Nhưng nó thay đổi rất nhanh, ngoài sự dự liệu của cả những người trong cuộc. Năm 1437, nhà vua 14 tuổi. Tuổi này trẻ con ở Mỹ chưa được luật pháp cho phép ở nhà một mình; ở Việt nam thì nhiều bạn còn bắt bố mẹ mặc quần áo. Năm 1437, vua Lê Thái Tông giết cả hai đại thần Lê Sát và Lê Ngân.

    Đầu tiên nhà vua gọi Trịnh Khả từ tỉnh ngoài về chỉ huy cấm binh ở kinh đô. Trịnh Khả là người bị Lê Sát đẩy ra ngoài vì không cùng cánh. Lê Sát vào cung tâu với nhà vua lo là Khả sẽ hại mình. Nhà vua không nói gì. Ba ngày sau Lê Sát bị bắt, con gái đang làm nguyên phi bị giáng làm thứ dân. Đến tháng 7 năm đó, Lê Sát bị kết tội, buộc phải tự sát.

    Chức của Lê Sát được trao cho Lê Ngân, con gái ông này được tuyển làm nguyên phi thay con gái Lê Sát. Đó chỉ là một nước cờ của ông vua 14 tuổi, có lẽ nhằm ly khai hai viên đại thần này mà thôi. Bản án giành cho Lê Ngân cũng đã được viết rồi.

    Tháng 11 cùng năm, Lê Ngân cũng bị bắt và buộc phải tự sát, con gái bị giáng làm cung nữ. Tội danh của ông có lẽ là tội danh đặc biệt nhất thời đó. Lê Ngân bị buộc tội là cúng bái trong nhà để cho con gái được vua yêu. Thật là một bài học đáng ghi nhớ cho các ông bố vợ. Triều thần có phần bức xúc vì sự lạm quyền của Lê Sát, nhưng đến Lê Ngân thì không ít người cam chịu sự trừng phạt của nhà vua, mà nói thẳng là ông bị oan.

    Cầm quyền trong tay, Lê Thái Tông tỏ ra là một ông vua vững vàng trong nhiều lĩnh vực. Năm 1438, ông chỉnh đốn lại việc thi cử, lâp ra lệ tuần tự thi hương 5 năm một lần, thi hội 6 năm một lần. Năm 1942, mở khoa thi tiến sĩ. Tục khắc tên tiến sĩ vào bia Văn Miếu bắt đầu từ đó. (Bây giờ tiến sĩ hơi nhiều, đá thì đắt nên tục này phải bỏ.) Năm 1439 và 1441, nhà vua thân chinh cầm quân bình định miền Tây Bắc, dẹp yên nhiều cuộc chống đối được người Lào hậu thuẫn.

    Năm 19442, Lê Thái Tông mới 19 tuổi mất đột ngột tại Lệ Chi Viên, kéo theo sự thảm sát của gia đình Nguyễn Trãi.

    Nhà vua có bốn con trai. Bang Cơ mới 2 tuổi được lâp làm thái tử, tức vua Lê Nhân Tôn. Thời gian ông làm vua, thái uý Trịnh Khả bị giết. Năm 1459, nguòi anh khác mẹ là Nghi Dân làm binh biến giết vua Nhân Tôn. Nghi Dân làm vua được chưa đầy một năm. Cuộc đảo chính đầu tiên của các đại thần Lê Thụ,Đỗ Bí thất bại, những nguòi này chịu nạn. Chỉ vài tháng sau, Đinh Liệt và Nguyễn Xí, những cận vệ cuối cùng của Thái Tổ Lê Lợi còn sót lại, cùng thái uý Lê Lăng đảo chính thành công. Nghi Dân chết. Lê Lăng muốn lập hoàng tử Khắc Xương lên ngôi, nhưng ông này từ chối. Hoàng tử cuối cùng là Tư Thành được lập làm vua Lê Thánh Tông. Sau đó không lâu, Khắc Xương và Lê Lăng bị giết. Thời kỳ văn trị của nhà Lê bắt đầu.

    Advertisements

    Like this:

    Số lượt thíchĐang tải…

    Liên quan